Bộ Kế hoạch và Đầu tư info@business.gov.vn 080.44498 ĐĂNG NHẬP ĐĂNG KÝ
Hệ sinh thái Nữ doanh nhân Việt Nam (VWE)
Trang chủ / Tin tức cập nhật

Nâng cao năng lực canh tranh của DNNVV do nữ làm chủ tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Việt Nam

16/04/2023 01:10:36 Tin tức và sự kiện

Ngày 04 tháng 4 năm 2023, Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh khu vực tư nhân tại Việt Nam (IPSC), Công ty Tư Vấn Deloitte Mỹ đã đến thăm quan và làm việc cùng Hội Nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội (HAWASME) tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt (xã Bát Tràng, Thành phố Hà Nội).

Đoàn công tác Dự án IPSC và HAWASME

HAWASME có lịch sử phát triển hơn 28 năm với tiền thân là Câu lạc bộ nữ doanh nghiệp (DN) ngoài quốc doanh được thành lập vào năm 1995 và được đổi tên thành Hội Nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Hà Nội – HAWASME năm 2010. Hội thu hút được gần 1.100 hội viên hoạt động ở 2 cấp là cấp Thành Phố và cấp Chi hội là các quận huyện và các làng nghề truyền thống. Tháng 12 năm 2022, Đại hội nhiệm kỳ 2022 – 2026 của HAWASME đã bầu ra 44 chị Ban chấp hành và 10 chị Ban thường vụ, Chủ tịch và các Phó chủ tịch.

Hầu hết các doanh nghiệp hội viên của HAWASME nói riêng và DNNVV Việt Nam do nữ làm chủ gặp nhiều hạn chế về các kỹ năng quản trị, kinh doanh, tiếp cận thông tin, ứng dụng khoa học công nghệ, sử dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, và thiếu vốn, trang thiết bị… dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh trong bối cảnh thị trường rất bình đẳng về hàng hóa cho tất cả các thành phần kinh tế. Đặc biệt trong thời kỳ công nghệ, người tiêu dùng dần chuyển đổi từ mua hàng trực tiếp sang trực tuyến, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho doanh nghiệp phải trang bị kiến thức và kỹ năng kinh doanh trên các nền tảng số.

Nhằm trao đổi các thông tin hỗ trợ của dự án, tìm hiểu thêm các hoạt động hợp tác, hỗ trợ các doanh nghiệp do nữ làm chủ của HAWASME, đoàn công tác của Dự án IPSC đã tới Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt - Bát Tràng, gặp gỡ ban lãnh đạo của HAWASME và các doanh nghiệp điển hình của hội. Các thành viên của đoàn dự án IPSC bao gồm ông Mark Birnbaum – Giám đốc dự án IPSC, bà Đỗ Thị Thanh Thuỷ và ông Nguyễn Tiến Dũng cán bộ dự án, đặc biệt đoàn có sự tham gia của các cán bộ cao cấp Công ty Tư Vấn Deloitte Mỹ đơn vị tư vấn triển khai dự án IPSC, gồm có bà Kathleen O’Dell, bà Kathleen Purtill, ông Walter Porter và ông Chew Chiat Lee.

Các cán bộ cấp cao của Công ty Tư Vấn Deloitte Mỹ

Theo Bà Đỗ Thị Thanh Thuỷ, Chuyên gia phát triển nguồn lực doanh nghiệp của Dự án IPSC cho biết, HAWASME đã tiếp cận và tìm hiểu dự án ngay từ những ngày đầu, tích cực phối hợp với Dự án tổ chức các sự kiện hỗ trợ doanh nghiệp Hội viên. Tới nay đã có 02 doanh nghiệp Hội viên được Dự án lựa chọn và đã tiếp nhận gói hỗ trợ kỹ thuật trị giá 150.000 USD là Công ty Cổ phần Gốm sứ Quang Vinh và Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Secoin. Trong đó, Secoin đã xuất khẩu sản phẩm sang 60 quốc gia trên 6 châu lục; Gốm sứ Quang Vinh thông qua sản phẩm chất lượng cao và thủ công mỹ nghệ đã góp phần đưa đặc thù văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Tại buổi làm việc bà Mai Thị Thuỳ chủ tịch HAWASME đã đại điện hội trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ quý báu của dự án IPSC trong thời gian qua, mặc dù mới tiếp cận dự án nhưng HAWASME đã được dự án hỗ trợ ngay sau COVID bằng 02 sự kiện phiên chợ kết hợp đào tạo, và 01 khóa đào tạo, các hoạt động này đã phần nào giúp nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh của các doanh nghiệp Hội viên của HAWASME, giúp họ trở nên linh hoạt hơn trong việc đáp ứng thị trường và nắm bắt cơ hội kinh doanh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Hội viên của HAWASME tham gia vào chuỗi cung ứng phần nào đã bị đứt gãy sau COVID. Bà Thuỳ cho biết, sau phiên chợ đã có 12 cặp doanh nghiệp ký kết hợp đồng kinh doanh lâu dài, các doanh nghiệp Hà Nội đã đang nhập hàng từ các tỉnh về phân phối tại thị trường Thủ đô và ngược lại.

Toàn cảnh sự kiện

Chủ tịch HAWASME bà Mai Thị Thùy căn cứ nhu cầu của các Hội viên và định hướng phát triển của HAWASME trong giai đoạn tới, cũng đã đề xuất Dự án IPSC xem xét tiếp tục hỗ trợ thêm một số hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực cho Hội và cho các doanh nghiệp hội viên, số hóa các tài liệu đào tạo, hỗ trợ nâng cấp sàn thương mại điện tử của hội. HAWASME mong muốn được hỗ trợ tổ chức định kỳ các phiên chợ cấp vùng nhằm tạo kênh kết nối thị trường và xúc tiến thương mại có ảnh hưởng tích cực, lâu dài cho các doanh nhân nữ các tỉnh phía Bắc.

Bên cạnh đó, đại diện Công ty Tư vấn Deloitte Mỹ đã trao đổi với các doanh nghiệp Hội viên HAWASME, tìm hiểu thêm nhiều về tình hình kinh doanh hiện tại, lợi ích mà các hoạt động hỗ trợ của Dự án IPSC mang lại và kỳ vọng của các doanh nghiệp trong năm 2023. Đặc biệt, các hoạt động thúc đẩy nữ doanh nhân trẻ khởi nghiệp của HAWASME đã nhận được sự đánh giá cao từ các chuyên gia quốc tế.

Kết thúc buổi làm việc, bà Mai Thị Thùy gửi lời cảm ơn đến đoàn chuyên gia của Công ty Tư vấn Deloitte Mỹ và Dự án IPSC đã đến trao đổi, tìm hiểu và quan tâm hỗ trợ cho sự phát triển của HAWASME và các doanh nghiệp Hội viên. Đây là buổi làm việc quan trọng, đáng ghi nhận nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ tại Hà Nội nói riêng và tại Việt Nam nói chung.

Từ khóa: Admin

Bình luận

Bài viết phổ biến

4/15/2021 8:16:47 AM

Sàn thương mại điện tử Alibaba và cơ hội kinh doanh B2B

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) có nghĩa là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình B2B thường gặp nhất sàn giao dịch thương mại điện tử, có thể kể đến như Lazada, Tiki, Adayroi, Shopee, v.v. ở thị trường Việt Nam. Còn thị trường nước ngoài thì chắc chắn không thể không kể đến Alibaba - được mệnh danh là Amazon của châu Á với kho hàng hóa đồ sộ, phong phú, đa dạng đến từ các nhà cung cấp.

4/19/2021 8:37:50 AM

Tổ chức PUM Netherlands Senior Experts - Hà Lan (PUM) Địa chỉ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ tăng năng lực cạnh tranh với sự hỗ trợ của chuyên gia công nghệ, cải tiến sản phẩm

Để chia sẻ với Hệ sinh thái Phát triển Nữ Doanh nhân, PUM trân trọng giới thiệu Câu chuyện kể của Nữ Doanh nhân Hồ Thị Phương Anh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Dịch vụ Viên Minh. Đây là Câu chuyện điển hình về nỗ lực vượt khó và tinh thần kinh doanh của người phụ nữ miền Trung Việt Nam.

6/21/2022 2:44:54 AM

Mời tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) - Quảng Trị 2022

Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức Hội chợ Thương mại quốc tế khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) Quảng Trị 2022.

4/15/2021 7:51:44 AM

CEOx- TASA Việt Nam: Kinh nghiệm gọi vốn khi khởi nghiệp

Mô hình khởi nghiệp của Đặng Thị Hòa với sản phẩm phân bón hữu cơ TASA được đánh giá cao tại các cuộc thi uy tín, như Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanhdo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức năm 2019; Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thanh niên nông thôn 2019 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) phối hợp với TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức; được lựa chọn chính thức vào chương trình Ươm tạo khởi nghiệp SIP 100 (Startup Incubation Program 100) do Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) thuộc Trường Đại học Ngoại thương đồng hành tăng tốc kinh doanh.

Image

Chia sẻ ý tưởng của bạn

để nhận được sự hỗ trợ của chúng tôi tốt hơn!