Ngày 10 tháng 4 năm 2023, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cục Phát triển doanh nghiệp (AED) đồng chủ trì với Ngân hang phát triển châu Á (ADB), trong khuôn khổ Dự án thúc đẩy hệ sinh thái phát triển nữ doanh nhân và hỗ trợ doanh nghiệp do nữ làm chủ (Dự án hỗ trợ kỹ thuật – TA-9960 REG do ADB tài trợ). Hội thảo đã thu hút được trên 80 đại biểu đại diện cho: Bộ Lao động thương binh và xã hội, Tổng cục Thống kê, Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân nữ (VCCI), Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội, các đơn vị tư vấn, nữ doanh nhân, doanh nghiệp do nữ làm chủ, …
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Trịnh Thị Hương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển Doanh nghiệp, Giám đốc Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật Chương trình thúc đẩy phát triển DN do phụ nữ làm chủ ở khu vực ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương”, cho biết: “Tại Việt Nam, hiện tỷ lệ DN do phụ nữ làm chủ được đánh giá đứng thứ hạng cao nhất khu vực Đông Nam Á”.
Tiếp theo phát biểu của bà Trịnh Thị Hương, bà Chu Hồng Minh đại diện cấp cao của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) có đôi lời phát biểu giới thiệu về Dự án; đồng thời, gửi lời cảm ơn đến Cục Phát triển doanh nghiệp cũng như cá nhân bà Trịnh Thị Hương vì những nỗ lực đóng góp cho những nỗ lực chung phát triển nữ doanh nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ.
Theo dự thảo Sách trắng cho DNNVV do nữ làm chủ tại Việt Nam năm 2023, trong giai đoạn 2018 - 2021, DN do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam chiếm trên 25% tổng số DNNVV. Tỷ lệ này nằm trong nhóm các quốc gia có nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Singapore (24%); Thái Lan (23%), Indonesia (21%) và thậm chí cũng ngang bằng với các nền kinh tế phát triển nhất toàn cầu (ví dụ: Pháp 24%; Thụy Điển 20%...).
Theo kết quả nghiên cứu do nhóm chuyên gia quốc tế của ADB về chính sách giới do tiến sỹ Adam McCarty thuộc Liên danh Tư vấn Paralladium – Mekhong Economics trình bày, phụ nữ Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp quan trọng trong đời sống kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, họ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm nhiều áp lực từ chuẩn mực xã hội truyền thống phương Đông… Mặc dù Việt Nam đã có khung pháp lý toàn diện và các chỉ số quốc tế khẳng định sự phù hợp của bình đẳng giới, nhưng phụ nữ vẫn phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc gia đình và nuôi dạy con cái (Một nghiên cứu cho thấy số phụ nữ dành từ 03 giờ mỗi ngày để lo công việc nội trợ và chăm sóc gia đình, con cái không được trả công ở Việt Nam đã tăng 73%).
Tăng cường nền tảng pháp lý nhằm hỗ trợ phụ nữ làm kinh tế và phát triển kinh doanh
Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng cho phụ nữ tham gia vào nền kinh tế. Đến nay, khuôn khổ pháp lý để triển khai Luật Hỗ trợ DNNVV 2017 cơ bản đã được hoàn thiện với 05 Nghị định, 13 Thông tư và nhiều văn bản hướng dẫn khác để triển khai các nội dung theo quy định của Luật, trong đó có các điều khoản quy định cụ thể về hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ.
Tuy nhiên, Dự thảo Sách trắng cũng chỉ ra rằng phụ nữ Việt Nam có xu hướng sở hữu và điều hành doanh nghiệp nhỏ hơn so với nam giới và hoạt động nhiều hơn trong các lĩnh vực sử dụng vốn ít hơn. Ngoài ra, sách trắng còn có nêu những khác biệt thú vị giữa doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam, đáng để nghiên cứu thêm.
Nhìn chung, Dự thảo Sách Trắng lần này cho thấy những tiến bộ và thách thức mà phụ nữ Việt Nam gặp phải trong lĩnh vực kinh doanh. Việc tiếp tục nâng cao cơ hội kinh doanh cho phụ nữ và giảm bớt các rào cản sẽ giúp tận dụng tối đa tiềm năng của họ, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
Dự thảo Sách trắng này đưa ra các khuyến nghị nhằm giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ của phụ nữ (DNNVV-PNLC) tại Việt Nam phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới trong kinh doanh. Các khuyến nghị chung bao gồm tài trợ cho các chương trình thử nghiệm, cách mạng hóa đào tạo và xây dựng năng lực, thu thập và phân tích dữ liệu về hiệu quả.
Mặc dù Việt Nam có tỷ lệ DN do phụ nữ làm chủ thuộc Top đầu khu vực Đông Nam Á, song bà Hương thẳng thắn nhìn nhận, hầu hết các DN do phụ nữ làm chủ đều có quy mô siêu nhỏ và nhỏ, với trên 90% số DN do phụ nữ làm chủ. Các DN hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ…
Tại Hội thảo, TS. Adam McCarty - Chuyên gia quốc tế của ADB về chính sách giới cho rằng, các nữ doanh nhân ở Việt Nam vẫn chịu áp lực từ chuẩn mực và kỳ vọng của xã hội như: Các giá trị truyền thống và gia trưởng làm gia tăng sự phụ thuộc của phụ nữ; các rào cản mà DNNVV do phụ nữ làm chủ gặp phải liên quan đến các giá trị, chuẩn mực xã hội và thiên kiến... Hệ quả là phụ nữ có ít thời gian hơn để tập trung vào phát triển kinh doanh.
4/15/2021 8:16:47 AM
Sàn thương mại điện tử Alibaba và cơ hội kinh doanh B2BMô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) có nghĩa là mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Mô hình B2B thường gặp nhất sàn giao dịch thương mại điện tử, có thể kể đến như Lazada, Tiki, Adayroi, Shopee, v.v. ở thị trường Việt Nam. Còn thị trường nước ngoài thì chắc chắn không thể không kể đến Alibaba - được mệnh danh là Amazon của châu Á với kho hàng hóa đồ sộ, phong phú, đa dạng đến từ các nhà cung cấp.
4/19/2021 8:37:50 AM
Tổ chức PUM Netherlands Senior Experts - Hà Lan (PUM) Địa chỉ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ tăng năng lực cạnh tranh với sự hỗ trợ của chuyên gia công nghệ, cải tiến sản phẩmĐể chia sẻ với Hệ sinh thái Phát triển Nữ Doanh nhân, PUM trân trọng giới thiệu Câu chuyện kể của Nữ Doanh nhân Hồ Thị Phương Anh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Dịch vụ Viên Minh. Đây là Câu chuyện điển hình về nỗ lực vượt khó và tinh thần kinh doanh của người phụ nữ miền Trung Việt Nam.
6/21/2022 2:44:54 AM
Mời tham gia Hội chợ Thương mại quốc tế Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) - Quảng Trị 2022Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức Hội chợ Thương mại quốc tế khu vực Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) Quảng Trị 2022.
4/15/2021 7:51:44 AM
CEOx- TASA Việt Nam: Kinh nghiệm gọi vốn khi khởi nghiệpMô hình khởi nghiệp của Đặng Thị Hòa với sản phẩm phân bón hữu cơ TASA được đánh giá cao tại các cuộc thi uy tín, như Cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanhdo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức năm 2019; Dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thanh niên nông thôn 2019 do Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA) phối hợp với TƯ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức; được lựa chọn chính thức vào chương trình Ươm tạo khởi nghiệp SIP 100 (Startup Incubation Program 100) do Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo FTU (FIIS) thuộc Trường Đại học Ngoại thương đồng hành tăng tốc kinh doanh.
Chia sẻ ý tưởng của bạn
để nhận được sự hỗ trợ của chúng tôi tốt hơn!