en-USvi-VN
Ngôn ngữ
Search
× Search
29 Tháng Ba 2024

Chính sách và Chương trình hỗ trợ

Chính sách Trung ương

So sánh Nghị định 80/2021/NĐ-CP với Nghị định 39/2018 về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

0 8924 Đánh giá bài viết: 5.0

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò rất lớn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của nhiều quốc gia hay các vùng miền, kể cả ở các quốc gia phát triển và đang phát triển. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ… đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của người tiêu dùng. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là bộ phận đông đảo trong hệ thống các tổ chức kinh tế ở Việt Nam. Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 80/2021/NĐ-CP để thay thế cho Nghị định 39/2018/NĐ-CP về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

0 11067 Đánh giá bài viết: Không có xếp hạng

Ngày 26/8/2021, Chính phủ ban hành Nghị định 80/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. 

Theo đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa được Chính phủ hỗ trợ công nghệ như sau:

  • Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn chuyển giao công nghệ phù hợp với doanh nghiệp nhưng không quá 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp;
  • Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn giải pháp chuyển đổi số cho doanh nghiệp về quy trình kinh doanh, quản trị, sản xuất, công nghệ và chuyển đổi mô hình kinh doanh nhưng không quá 50 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và 100 triệu đồng/hợp đồng/năm/doanh nghiệp đối với doanh nghiệp vừa;…

Đẩy mạnh triển khai Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

0 7934 Đánh giá bài viết: Không có xếp hạng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, các địa phương và các tổ chức hiệp hội đẩy mạnh triển khai hiệu quả Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV vượt qua khó khăn, duy trì và khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh.

12

Tin tức

Chính sách địa phương

Ngày diễn ra sự kiện: 02/05/2022 8:00 SA - 31/05/2022 8:00 SA Export Sự kiện

Dự án “Kết nối doanh nghiệp nhỏ và vừa” LinkSME triển khai hàng loạt hoạt động hỗ trợ, kết nối DNNVV

Print

Tổng số hơn 30 đại biểu từ các hiệp hội doanh nghiệp trong các lĩnh vực dệt may, thời trang, gỗ, nhựa, cơ khí, năng lượng, CNTT và nông nghiệp đã chia sẻ kinh nghiệm đối mặt với những thách thức liên quan đến cung và cầu không ổn định trong bối cảnh tác động kéo dài của đại dịch, các chính sách và quy định không phù hợp hoặc mâu thuẫn với nhau, triển khai chậm các chương trình hỗ trợ DNVVN, năng lực hạn chế khi tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và tiếp cận tài chính còn hạn chế. Đại diện của Dự án đã trình bày cách thức để các hoạt động hiện tại và sắp tới của Dự án có thể hỗ trợ các hiệp hội doanh nghiệp giải quyết một số vấn đề này, đồng thời nhận định rằng một số vấn đề mang tính hệ thống sẽ cần hợp tác với chính quyền trung ương và địa phương.

Tập trung vào Kết nối thị trường

Đại diện từ các hiệp hội doanh nghiệp xác định những thách thức đối với sự phát triển của DNNVV tại cuộc thảo luận bàn tròn do dự án hỗ trợ tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 20/5. Ảnh: Dự án LinkSME

Mở rộng thị trường:

Ngày 18/5, Dự án phối hợp với Cục Phát triển Doanh nghiệp (AED), tổ chức hội thảo tham vấn để lấy ý kiến phản hồi của các chuyên gia bên ngoài về báo cáo nghiên cứu tìm kiếm thêm cơ hội xuất khẩu cho DNNVV Việt Nam trong ngành nhựa. Hội thảo đã thu hút 25 đại biểu tham gia trực tiếp và gần 50 đại biểu tham gia trực tuyến. Báo cáo bao gồm phân tích về ngành nhựa ở Việt Nam, đánh giá thị trường nhựa và cơ hội kinh doanh với các nền kinh tế thành viên của Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu - Việt Nam và các hiệp định thương mại khác, xác định các bên liên quan chính trong ngành và khuyến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty sản xuất nhựa trong nước trong chuỗi giá trị toàn cầu. AED đề nghị Dự án xây dựng kế hoạch phổ biến báo cáo tới DNNVV và các hiệp hội doanh nghiệp trong lĩnh vực nhựa tại Việt Nam (C3-12-001).

Áp dụng Mã số mã vạch và Truy xuất nguồn gốc trong Xây dựng Thương hiệu:

Ngày 23/5, Dự án đã lựa chọn DNNVV Mitecom là doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật chuyên sâu về áp dụng mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc trong xây dựng thương hiệu. Cán bộ quản lý của DNNVV đã cam kết tham gia vào các hoạt động của Dự án và cung cấp nhân lực và các nguồn lực cần thiết khác. Nhân viên của doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch và truy xuất nguồn gốc để tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Kế hoạch thực hiện phù hợp sẽ được thiết kế dựa trên các sản phẩm của DNNVV Mitecom (C3-CVD-004).

Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số: 

Dự án hỗ trợ các DNNVV thực hiện chuyển đổi số (CĐS) để nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh lớn hơn và tăng cường khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh hậu COVID-19 (C3-CVD-003): 

Ngày 17/5, Dự án và AED đã xem xét Sổ tay CĐS cho ngành Nông nghiệp. Sổ tay CĐS theo lĩnh vực cụ thể đã được sửa đổi và cập nhật dựa trên ý kiến phản hồi từ Cục chế biến và phát triển thị trường Nông sản (AgroTrade). Phiên bản cuối cùng của Sổ tay CĐS cho Ngành Nông nghiệp dự kiến sẽ được phát hành vào tháng 6.

Ngày 24/5, Dự án phối hợp với AED và Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị tập huấn CĐS cho các DNNVV tỉnh Lạng Sơn. Hội thảo đã cung cấp thông tin tổng quan về CĐS cho lãnh đạo của gần 100 DNNVV trên địa bàn tỉnh và đưa ra những ví dụ cụ thể về việc ứng dụng CĐS vào thực tiễn sản xuất. 

Ngày 26/5, Dự án, AED và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã đồng tổ chức hội thảo cho các DNNVV địa phương về cơ hội, thách thức và giải pháp CĐS. Hội thảo thu hút gần 200 doanh nghiệp đến từ nhiều ngành nghề trên địa bàn TP Hải Phòng. Các đại biểu đã tìm hiểu về các chương trình hỗ trợ CĐS của Dự án phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) thực hiện. Hội thảo đã cung cấp thông tin cập nhật về xu hướng CĐS trên thị trường và đại biểu tham gia có cơ hội tham vấn với các chuyên gia CĐS thông qua phiên tọa đàm bàn tròn. 

Nâng cao khả năng tiếp cận tài chính:

Dự án cùng các đại diện của USAID và DFC tìm hiểu rõ hơn về thực tiễn cho vay của các ngân hàng đối với DNNVV. Ảnh: Dự án LinkSME

Dự án hỗ trợ các DNNVV cân đối lại các nguồn tài chính và nâng cao khả năng tiếp cận tài chính khi phục hồi sau tác động của đại dịch (C3-2022-21):  

Ngày 18/5 tại tỉnh Cần Thơ, Dự án phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Doanh nghiệp đã quy tụ hơn 110 DNNVV và đại diện các hiệp hội doanh nghiệp từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long để thảo luận về các cơ hội nhận được nguồn tài chính dành cho các doanh nghiệp thiếu tài sản thế chấp mà các ngân hàng thường yêu cầu (ví dụ: đất đai, tòa nhà và xe cộ) để giải ngân khoản vay. Các đại biểu tham dự đã lắng nghe các diễn giả trình bày về cho thuê tài chính, cho vay theo dòng tiền, cho vay hỗn hợp và cho vay có hỗ trợ của các cơ quan chính phủ, ví dụ như Quỹ Phát triển DNNVV thuộc Bộ KH&ĐT. Sự kiện đã giới thiệu cho đại biểu tham dự các phương án thay thế cho hình thức cho vay truyền thống dựa trên tài sản đảm bảo đồng thời nhấn mạnh các DNNVV cần phải duy trì các thông lệ kế toán phù hợp và minh bạch cũng như lịch sử tín dụng tốt để tăng tối đa cơ hội nhận được các khoản vay với các điều khoản hợp lý. Sự kiện tại Cần Thơ vừa nâng cao nhận thức về các bước tiếp cận các khoản vay vừa giới thiệu một số bên cho vay và cho thuê tài chính cho các DNNVV tiềm năng tiếp cận được nguồn vốn không thế chấp tài sản.  Dự án cam kết tiếp tục làm việc với các tổ chức tài chính, hỗ trợ cho doanh nghiệp tiềm năng cần vay vốn có thể cần cải thiện kế toán nội bộ và các hoạt động liên quan đến tín dụng để hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp có khả năng được duyệt cao hơn. 

Ngày 24/5, Dự án đã tổ chức cuộc họp giữa đại diện của USAID và Tập đoàn Tài chính Phát triển Hoa Kỳ (DFC) để hiểu rõ hơn (1) các sản phẩm hiện tại mà các ngân hàng cung cấp cho DNNVV Việt Nam, bao gồm các điều khoản, đối tượng vay và chiến lược cho vay DNNVV (đặc biệt là đối với phụ nữ hoặc các đối tượng yếu thế khác); và (2) các rào cản về vốn hoặc rủi ro đã được biết đến có thể ngăn cản các ngân hàng cung cấp tài chính cho khách hàng vay không được đáp ứng đầy đủ các điều kiện hoặc thuộc đối tượng yếu thế.  Cuộc họp cũng cung cấp thông tin tổng quan về các sản phẩm của DFC để xác định xem các ngân hàng trong nước có ưa chuộng các sản phẩm này hay không.

Mở đường cho các kết nối trong tương lai:

Ngày 25/5, Dự án đã gặp gỡ đại diện từ doanh nghiệp đầu chuỗi Furrion và DNNVV Xuân Hòa Việt Nam để xem xét hỗ trợ kiểm soát chất lượng chuyên sâu của Dự án cho DNNVV và hoàn thiện kế hoạch hành động để duy trì tốc độ sản xuất đáp ứng thời hạn giao hàng đã thỏa thuận. Từ tháng 4 đến tháng 7, Furrion đã phát hành đơn đặt hàng 14 container máy hút mùi với Xuân Hòa. DNNVV này đang cải tiến chất lượng sản phẩm với sự hỗ trợ của Dự án. Trao đổi thông tin về các Dự án mới tiềm năng giữa doanh nghiệp đầu chuỗi và DNNVV sẽ tiếp tục được thực hiện (C3-2022-013).

Thiết lập Mạng lưới tư vấn hỗ trợ DNNVV

Ngày 25/5, Dự án và Bộ KH&ĐT đã xem xét mạng lưới tư vấn của Bộ KH&ĐT cho các DNNVV. Dự án sẽ đề xuất sửa đổi cấu trúc mạng lưới tư vấn hiện tại,  dựa trên năng lực của Bộ KH&ĐT và các thông lệ quốc tế tốt nhất. Cuối cùng, Dự án sẽ hoàn thiện hệ thống mạng lưới tư vấn, đánh giá và lựa chọn các chuyên gia tư vấn đủ năng lực để tư vấn cho DNNVV và công khai các dịch vụ của tư vấn thông qua cổng hỗ trợ DNNVV của Bộ KH&ĐT. Các DNNVV quan tâm có thể lựa chọn các chuyên gia tư vấn phù hợp nhất để hỗ trợ hoạt động kinh doanh của mình (C3-CVD-001).

3841 Đánh giá bài viết này:
5.0

Họ và tên:
Email:
Chủ để:
Thông điệp:
x

Hỗ trợ Nữ doanh nhân vượt qua Đại dịch COVID-19

Tóm tắt Báo cáo Đánh giá tác động của COVID-19 đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (DNNVV) ở Việt Nam, đặc biệt là các DNNVV do nữ làm chủ.

0 6532 Đánh giá bài viết: Không có xếp hạng

Ngày càng có nhiều nghiên cứu xác nhận rằng COVID-19 không chỉ gây ra nhiều sự cố bất ngờ cho nền kinh tế toàn cầu mà còn tạo ra một trạng thái “bình thường mới” khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh mô hình và hoạt động sản xuất kinh doanh. COVID-19 đã và tiếp tục là một thử thách toàn cầu cho tất cả các doanh nghiệp.

12

Nghiên cứu

Những điểm mới về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ tại Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ

0 11748 Đánh giá bài viết: Không có xếp hạng

Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2019, trên toàn quốc có khoảng 285.000 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (chiếm khoảng 24% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế). Phân tích từ Tổng cục Thống kê cho thấy, đa số các DN do nữ làm chủ là các DN siêu nhỏ. Những doanh nghiệp này chủ yếu có quy siêu nhỏ và nhỏ (chiếm 93,2%), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ (79,2%). DNNVV do phụ nữ làm chủ gặp nhiều trở ngại trong kinh doanh do giới hạn trong tiếp cận nguồn lực, năng lực tài chính thấp, thiếu kiến thức và kỹ năng về công nghệ thông tin, truyền thông (ICT) và đặc biệt những định kiến giới trong gia đình và kinh doanh. Những trở ngại đó làm cho các DNNVV do phụ nữ làm chủ chưa khai thác hết tiềm năng phát triển.

Cục Phát triển doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Địa chỉ: Số 6B, Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội

Ban quản lý Dự án CWE tại Việt Nam

AGENCY OF ENTERPRISE DEVELOPMENT

Ministry of Planning and Investment

No. 6B, Hoang Dieu street, Ba Dinh district, Hanoi City.

Điều khoản sử dụngCam kết bảo mật@2021 Bản quyền thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp
Lên đầu trang